Thành lập công ty là thủ tục đầu tiên để thương nhân bước chân gia nhập thị trường kinh doanh. Một công ty được ra đời cần phải thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Sau gần 5 năm hoạt động trong lĩnh vực tư vấn pháp luật doanh nghiệp và với đội ngũ luật sư, chuyên gia thuế, kế toán có chứng chỉ hành nghề, kiến thức chuyên sâu cùng kinh nghiệm lâu năm, Công ty luật MD LAW đã hỗ trợ hàng ngàn lượt doanh nhân khởi nghiệp, thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp mỗi năm. Chúng tôi tự hào là công ty luật cung cấp dịch vụ thành lập công ty chuyên nghiệp nhất, với chi phí hợp lý nhất và thời gian nhanh nhất tại nhiều tỉnh thành trong cả nước.
Trình tự, thủ tục thành lập công ty được quy định tại Điều 26 Luật doanh nghiệp 2020 như
THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY
Trình tự, thủ tục thành lập công ty được quy định tại Điều 26 Luật doanh nghiệp 2020 như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp muốn đăng ký mới, người thành lập doanh nghiệp cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp. Sau đây là các thông tin doanh nghiệp cần xác định trong quá trình chuẩn bị hồ sơ
1. Xác định loại hình doanh nghiệp
Có rất nhiều các loại hình công ty – doanh nghiệp hợp pháp khác nhau tại Việt Nam được chính phủ công nhận. Do đó, người đăng ký thành lập doanh nghiệp cần nắm rõ đặc điểm nổi bật của từng loại hình công ty – doanh nghiệp, từ đó lựa chọn để phù hợp với tầm nhìn phát triển của công ty.
Có 4 loại hình doanh nghiệp tương đối phổ biến tại Việt Nam
- Công ty trách nhiệm hữu hạn (gồm công ty TNHH một thành viên, và công ty TNHH 2 thành viên trở lên)
- Công ty/doanh nghiệp tư nhân
- Công ty cổ phần
- Công ty hợp danh
2. Đặt tên doanh nghiệp & địa chỉ trụ sở giao dịch
Sau khi đã lựa chọn loại hình doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp sẽ tiến hành lựa chọn đặt tên công ty/doanh nghiệp và địa chỉ đặt trụ sở giao dịch. Tên công ty không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên công ty khác đã được đăng ký (trừ những tên của doanh nghiệp đã giải thể hoặc toà án tuyên bố phá sản theo quy định của luật doanh nghiệp)
3. Đăng ký vốn điều lệ
Vốn điều lệ công ty theo luật doanh nghiệp mới nhất quy định là tổng số vốn do các thành viên hoặc cổ đông góp hoặc cam kết sẽ góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ công ty
4. Lựa chọn chức danh người đại diện công ty
Giám đốc hoặc tổng giám đốc, là người đại diện pháp luật của doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp mới nhất. Điều lệ công ty quy định cụ thể quyền, nghĩa vụ của từng người đại diện theo pháp luật.
5. Lựa chọn ngành nghề kinh doanh
Về nguyên tắc, pháp luật cho phép doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà pháp luật không cấm (theo điều 7 của luật doanh nghiệp)
Bước 2: Nộp hồ sơ
Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện đăng ký doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh theo một trong các phương thức sau đây:
- Trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh;
- Qua dịch vụ bưu chính;
- Qua mạng thông tin điện tử.
Hồ sơ công ty mà cần phải chuẩn bị bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
- Dự thảo điều lệ công ty
- Danh sách cổ đông, thành viên sáng lập
- Giấy tờ chứng thực của thành viên, người đại diện theo pháp luật;
- Giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của người đại diện theo ủy quyền và người đại diện theo pháp luật
- Văn bản xác nhận vốn pháp định
- Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề và CMND của người có chứng chỉ hành nghề đối với doanh nghiệp kinh doanh các ngành, nghề yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề
Bước 3: Giải quyết hồ sơ
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp đăng ký doanh nghiệp; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp;
Trường hợp từ chối đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp và nêu rõ lý do.
Trên đây là những quy định của Luật doanh nghiệp 2020 về trình tự, thủ tục thành lập doanh nghiệp mới. Nếu bạn còn bất cứ vướng mắc nào về vấn đề này hoặc bạn cần tư vấn về thủ tục thành lập doanh nghiệp, vui lòng liên hệ công ty MD LAW để được tư vấn và hỗ trợ.
THỜI GIAN THÀNH LẬP CÔNG TY MẤT BAO LÂU?
Tùy thuộc vào hình thức phát triển kinh doanh của từng doanh nghiệp, thời gian cụ thể như sau:
- Nếu là doanh nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài (từ 1% – 100%)
– Thời gian xin cấp giấy chứng nhận đầu tư là khoảng 15 – 30 ngày.
– Thời gian xin cấp giấy phép thành lập công ty từ 3 – 7 ngày.
- Nếu là doanh nghiệp vốn của Việt Nam thì thời gian cần để mở công ty là:
– Thời gian làm hồ sơ và xin giấy phép đăng ký thành lập công ty vốn Việt Nam là khoảng 3 – 7 ngày. Được chia thành từng giai đoạn thực hiện công việc cụ thể như sau:Thời gian soạn thảo hồ sơ (01 ngày); Thời gian nộp hồ sơ tới cơ quan đăng ký kinh doanh (01 ngày); Thời gian xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (03 ngày) tính từ ngày nộp hồ sơ và chấp nhận hợp lệ; Thời gian khắc dấu công ty(01 ngày); Thời gian công bố thành lập doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia (01 ngày); Trường hợp có phát sinh thêm thời gian khác
Nếu Quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì thêm, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0979.979.698 để được tư vấn thêm.
LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI
VĂN PHÒNG CÔNG TY