Các chủ đầu tư nên lựa chọn thành lập loại hình doanh nghiệp nào? Câu trả lời sẽ là tùy thuộc vào nhu cầu và kế hoạch phát triển của chính họ. Tuy nhiên, một vài yếu tố sẽ ảnh hưởng đến sự lựa chọn và quyết định của chủ đầu tư. Những tiêu chí đó bao gồm:
- Số lượng thành viên
- Dự định về quy mô đầu tư
- Khả năng huy động vốn
1. Số lượng thành viên
Số lượng thành viên góp vốn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến loại hình doanh nghiệp chọn lựa. Cụ thể:
- Trường hợp công ty chỉ có 01 thành viên: Chủ đầu tư có thể lựa chọn loại hình doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty TNHH một thành viên.
- Trường hợp công ty có 02 thành viên: Chủ đầu tư có thể lựa chọn loại hình công ty hợp danh hoặc công ty TNHH hai thành viên.
- Trường hợp công ty có từ 03 đến 50 thành viên: Chủ đầu tư có thể lựa chọn giữa công ty hợp danh, công ty TNHH 02 thành viên hoặc công ty Cổ phần.
- Trường hợp công ty có hơn 50 thành viên: Chủ đầu tư chỉ có thể lựa chọn loại hình công ty Cổ phần.
2. Dự định về quy mô đầu tư
- Trường hợp doanh nghiệp có số vốn thấp, hoạt động với quy mô nhỏ và dễ dàng quản lý, chủ đầu tư có thể lựa chọn giữa hai loại hình công ty TNHH một thành viên hoặc doanh nghiệp tư nhân.
- Trường hợp doanh nghiệp có số vốn đăng ký cao, mong muốn hoạt động với quy mô lớn và đã có những kế hoạch chắc chắn, chủ đầu tư có thể lựa chọn công ty TNHH hai thành viên, công ty hợp danh hoặc công ty Cổ phần để có thể đầu tư lớn hơn.
3. Khả năng huy động vốn
- Trong suốt quá trình hoạt động, doanh nghiệp có thể cần huy động vốn khi đầu tư vào các dự án lớn. Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14, nếu muốn huy động vốn đơn giản, nhiều phương thức thì công ty cổ phần là một sự lựa chọn phù hợp.
- Đối với công ty TNHH một thành viên hoặc hai thành viên trở lên, loại hình này có khả năng huy động vốn thấp thông qua hình thức phát hành trái phiếu. Chưa kể đến, nếu doanh nghiệp là công ty TNHH một thành viên, chủ đầu tư phải thực hiện thủ tục chuyển đổi loại hình theo quy định.
- Bên cạnh đó, đối với loại hình công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân, khả năng huy động vốn doanh nghiệp lại bị hạn chế do không được phát hành cổ phiếu và trái phiếu. Như vậy, chủ doanh nghiệp có thể cân đo để lựa chọn loại hình phù hợp cho công ty.
Ngoài những yếu tố nêu trên, thì chủ doanh nghiệp còn có một số yếu tố khác khi cân nhắc thành lập doanh nghiệp, cụ thể như:
- Thủ tục và chi phí thành lập doanh nghiệp
- Tư cách pháp nhân và trách nhiệm của chủ sở hữu doanh nghiệp
- Nghĩa vụ công bố thông tin liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp
- Thời gian hoạt động
- Thuế thu nhập doanh nghiệp
- ….
Trên đây là những quy định liên quan đến việc lựa chọn loại hình Doanh nghiệp khi thành lập Công ty tại Việt Nam. Để tìm hiểu thêm về vấn đề này cũng như các vấn đề liên quan khác, vui lòng liên hệ trực tiếp với Công ty TNHH Tư vấn Luật MD LAW qua số điện thoại 0979 979 698 để được hỗ trợ.
LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI
VĂN PHÒNG CÔNG TY