GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP, TRÌNH TỰ THỦ TỤC VÀ CÁC TRƯỜNG HỢP GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP

Do ảnh hưởng của đại dịch Covid -19 dẫn đến nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ kinh doanh không hiệu quả, không tìm được hướng phát triển như đã đề ra. Nhiều doanh nghiệp không còn khả năng tiếp tục kinh doanh hoặc không có nhu cầu tiếp tục kinh doanh bên cạnh lựa chọn giải pháp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn thì việc nhiều doanh nghiệp lựa chọn rút lui hẳn khỏi thị trường thông qua thủ tục giải thể doanh nghiệp. Vì vậy, Công ty Luật MD gửi đến Quý khách hàng trình tự, thủ tục và các trường hợp giải thể doanh nghiệp theo quy định pháp luật Việt Nam.

  1. Giải thể doanh nghiệp là gì?

Giải thể doanh nghiệp là việc doanh nghiệp chấm dứt hoạt động kinh doanh khi thấy sự tồn tại của doanh nghiệp không còn cần thiết hoặc bị giải thể theo quy định pháp luật. Tức là doanh nghiệp có thể tự mình quyết định việc giải thể doanh nghiệp hoặc bị buộc phải tiến hành giải thể theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi vi phạm một trong các quy định của pháp luật.

  1. Doanh nghiệp bị giải thể trong trường hợp nào? điều kiện giải thể?

Căn cứ theo Điều 207 Luật doanh nghiệp 2020 quy định các trường hợp doanh nghiệp bị giải thể như sau:

  1. a) Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;
  2. b) Theo nghị quyết, quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ  sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;
  3. c) Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
  4. d) Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Luật Quản lý thuế có quy định khác.

Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác và không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài. Người quản lý có liên quan và doanh nghiệp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp.

  1. Trình tự, thủ tục đăng ký giải thể doanh nghiệp 

Bước 1: Thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp

Quyết định giải thể doanh nghiệp phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

  • Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
  • Lý do giải thể;
  • Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp; thời hạn thanh toán nợ, thanh lý hợp đồng không được vượt quá 06 tháng, kể từ ngày thông qua quyết định giải thể;
  • Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động;
  • Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Bước 2: Thanh lý tài sản của doanh nghiệp

Chủ doanh nghiệp tư nhân, Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty, Hội đồng quản trị trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định thành lập tổ chức thanh lý riêng.

Bước 3: Thông báo tình trạng doanh nghiệp đang làm thủ tục giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp
Thành phần hồ sơ gồm:
1. Thông báo về giải thể doanh nghiệp;
2. Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần hoặc Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên về việc giải thể doanh nghiệp;
3. Phương án giải quyết nợ (nếu có).

* Doanh nghiệp lưu ý: Sau khi thông tin doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng đang làm thủ tục giải thể: Doanh nghiệp thực hiện thủ tục hoàn thành nghĩa vụ thuế với Cơ quan thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế.

Bước 4: Gửi thông báo giải thể doanh nghiệp

  • Gửi tới cơ quan Hải quan để làm thủ tục xác nhận nghĩa vụ hải quan;
  • Gửi tới cơ quan bảo hiểm làm thủ tục chốt nghĩa vụ bảo hiểm, chốt sổ bảo hiểm;
  • Gửi tới Cơ quan thuế: Làm thủ tục quyết toán đóng cửa mã số thuế;
  • Gửi tới người lao động trong doanh nghiệp để bảo đảm quyền lợi người lao động;
  • Gửi quyết định giải thể phương án giải quyết nợ đến các chủ nợ, người có quyền lợi và nghĩa vụ có liên quan. Thông báo phải có tên, địa chỉ của chủ nợ; số nợ, thời hạn, địa điểm và phương thức thanh toán số nợ đó; cách thức và thời hạn giải quyết khiếu nại của chủ nợ.
  • Phải niêm yết công khai tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp.

Bước 5: Nộp hồ sơ đăng ký giải thể doanh nghiệp tại cơ quan Đăng ký kinh doanh
Thành phần hồ sơ:

  1. Thông báo về việc giải thể doanh nghiệp (theo mẫu);
  2. Báo cáo thanh lý tài sản doanh nghiệp
  3. Danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán, gồm cả thanh toán các khoản nợ về thuế và nợ bảo hiểm xã hội;
  4. Danh sách người lao động hiện có và quyền lợi người lao động đã được giải quyết;
  5. Xác nhận của Ngân hàng nơi Công ty mở tài khoản về việc doanh nghiệp đã tất toán tài khoản (trường hợp chưa mở tài khoản tại Ngân hàng, thì có văn bản cam kết chưa mở tài khoản và không nợ tại bất kỳ Ngân hàng, tổ chức cá nhân nào).
  6. Giấy tờ chứng minh doanh nghiệp đã đăng bố cáo giải thể theo quy định.
  7. Thông báo của Cơ quan Thuế về việc đóng mã số thuế; (trường hợp chưa đăng ký thuế thì phải có văn bản xác nhận của Cơ quan Thuế).
  8. Giấy chứng nhận của Cơ quan công an về việc doanh nghiệp đã nộp, huỷ con dấu theo quy định (trường hợp này áp dụng đối với doanh nghiệp sử dụng con dấu do cơ quan công an cấp, doanh nghiệp có trách nhiệm trả con dấu, Giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu con dấu cho cơ quan công an theo quy định khi làm thủ tục giải thể).
  9. Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  10. Báo cáo về việc thực hiện thủ tục giải thể, trong đó có cam kết đã thanh toán hết các khoản nợ, gồm cả nợ thuế, giải quyết các quyền lợi hợp pháp của người lao động.
  11. Trường hợp doanh nghiệp có chi nhánh, VPĐD thì phải nộp kèm theo hồ sơ giải thể (chấm dứt hoạt động) của chi nhánh, VPĐD.

Sau khi tiếp nhận thông tin, xem xét các giấy tờ mà Quý khách hàng cung cấp, chúng tôi Công ty MD Law sẽ thực hiện các quy trình trong thời gian sớm nhất, hiệu quả, tiết kiệm chi phí, thời gian của khách hàng luôn là phương châm và mục đích để chúng tôi hướng tới. Với đội ngũ nhiều năm kinh nghiệm, tâm huyết với nghề công ty luôn đảm bảo cho khách hàng về dịch vụ được vận hành tốt nhất, cố gắng hoàn thành công việc trước thời gian đặt ra.

Trên đây là những quy định về trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp. Nếu Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc cần giải đáp nào, vui lòng liên hệ trực tiếp đến hotline 0979.979.698 hoặc email mdlaw.vn@gmail.com để được tư vấn rõ hơn.

Trân trọng cảm ơn sự hợp tác của Quý khách hàng./.

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

VĂN PHÒNG CÔNG TY

  • Địa chỉ: Tầng 9 Tòa 3D Center, số 3 Duy tân, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • Điện thoại: 0979 979 698
  • Email: mdlaw.vn@gmail.com





    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    phone zalo mail